• Đàn bầu thùng có khảm trai

    , ,

    Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm (獨絃琴), là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

    2,500,000 

    Chi tiết
  • Đàn tứ

    , ,

    Đàn tứ là một loại nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam. Đàn tứ có bốn dây nên người ta gọi là đàn tứ (tứ là bốn). Tuy nhiên đàn này còn nhiều tên gọi khác như đàn đoản (đoản là ngắn) vì cần đàn ngắn hơn đàn nguyệt, đàn nhật (nhật là mặt trời) vì thùng đàn hình tròn tạo thành một cặp với đàn nguyệt (nguyệt là mặt trăng). Đàn tứ có 2 loại là đàn tứ thùng (loại mới) và đàn tứ tròn (đàn đoản – loại cổ truyền).

    1,400,000 

    Chi tiết
  • Đàn tranh 21 dây

    , ,

    Đàn tranh (chữ Nôm: 檀箏, chữ Hán: 古箏: cổ tranh) – còn được gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là đàn Thập lục.

    Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây là ngón á. Đàn tranh là nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát, ngâm thơ và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc tài tử, cải lương, chèo, nhã nhạc, dân tộc tổng hợp.

    2,500,000 

    Chi tiết
  • Đàn cò (Đàn nhị)

    , ,

    Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (二). Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoàingười Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v.)

    1,500,000 

    Chi tiết
  • Đàn Klông Pút

    , ,

    K’lông pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. Tuy nhiên cái tên K’lông pút đã trở nên quen thuộc với mọi người, dù ở trong hay ngoài nước.

    Cách sử dụng K’lông pút khá lạ so với những nhạc cụ khác. Người ta để hai bàn tay gần đầu ống nứa rồi vỗ tay vào nhau khiến hơi tác động vào cột không khí của ống phát ra âm thanh, nghĩa là người sử dụng không cần chạm tay vào nhạc cụ.

    K’lông pút là nhạc cụ do nữ giới sử dụng, thường được chơi trên nương rẫy vào mùa lúa. Người ta tin rằng những ống nứa, tre của k’lông pút có “họ hàng” với những ống tre, nứa đựng hạt giống, mà trong các ống đựng hạt thì có hồn của “Mẹ lúa” trú ngụ, do đó đánh k’lông pút trên nương rẫy hay trong những việc có liên quan đến lúa thóc “mẹ lúa” sẽ giúp cho công việc tốt đẹp.

    5,000,000 

    Chi tiết
  • Đàn Nguyệt

    , ,

    Đàn nguyệt là loại đàn này có bầu vang hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”.  Đàn thường được dùng để độc tấu hoặc hòa tấu với nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác. Âm sắc đàn nguyệt đa dạng từ tươi sáng, rộn ràng đến da diết, tình cảm. Đàn nguyệt được sử dụng trong hát chầu văn, đờn ca tài tử, chèo, ca Huế…

    1,000,000 

    Chi tiết
  • Đàn T’rưng

    , ,

    T’rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đặc biệt là đối với dân tộc Gia Rai và Ba Na. Cái tên “t’rưng” xuất phát từ tiếng Gia Rai, lâu ngày trở nên quen thuộc với mọi người. Đàn t’rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích cỡ khác nhau.

    4,000,000 

    Chi tiết
  • Đàn tỳ bà

    , ,

    Đàn tỳ bà hay tỳ bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tuỳ theo từng vùng hoặc từng quốc gia. Tỳ bà đã xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa (琵琶), rồi ở Nhật Bản với tên gọi Biwa. Tỳ bà lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam, khi Lê Tắc ghi trong An Nam chí lược tên dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần. Đàn tỳ bà của Việt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn PiPa, vốn từ Ba Tư dưới dạng đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc.

    1,500,000 

    Chi tiết
  • Sáo Tàu

    , ,

    Nghe tên sáo Tàu bạn có thể mường tượng nguồn gốc cấy sáo bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc. Một cây sáo Tàu thông thường có một lỗ thổi, sáu lỗ bấm, một lỗ thoát hơi và hai lỗ buộc dây trang trí, định âm. Các lỗ bấm này được thiết kế theo đúng hệ thống ngũ cung trong âm nhạc Trung Quốc cổ điển và hiện đại.

    500,000 

    Chi tiết
  • Tiêu trúc

    , ,

    Tiêu là một loại nhạc cụ thổi dọc trung âm của dân tộc Việt. Nó cũng thông dụng ở Đông Á (được thế giới biết đến như Xiao (tiêu)của người Trung Quốc). Nó thường có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo phương dọc và thổi dọc theo thân ống. Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó trầm và mộc mạc hơn.

    150,000 

    Chi tiết
  • Trống đế

    , ,

    Trống đế hay trống chầu là nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là trống chầu. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.

    2,000,000 

    Chi tiết
  • Đàn bầu thùng chạm long phụng

    , ,

    Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm (獨絃琴), là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

    2,000,000 

    Chi tiết