Đàn tứ có 10 phím, gắn theo hệ thống thất cung chia đều (không có những quảng nửa cung), nghĩa là không hoàn toàn giống hệ thống thất cung của phương Tây. Trong lúc diễn nghệ sĩ dùng cách nhấn dây để tạo âm thanh thích hợp với các loại bài bản. Khi biểu diễn, tay trái sử dụng những kỹ thuật chính như ngón vê, ngón phi, còn tay trái thường dùng ngón vuốt, ngón nhấn, ngón lu yến và đánh chồng âm (tương tự đàn tỳ bà). Đàn tứ có âm sắc tươi sáng, thích hợp để diễn tả những giai điệu sôi nổi, mạnh mẽ. Tuy nhiên nên dùng dây tô hay dây nilon, đàn tứ có khả năng diễn đạt tính chất trữ tình.
Tại Việt Nam, đàn tứ thường do người Kinh sử dụng, một số dân tộc thiểu số như Mường, Pu Péo cũng có nhạc cụ này nhưng cấu tạo đơn giản hơn. Đàn tứ thường xuyên xuất hiện trong một số ban nhạc cổ truyền như cải lương hoặc hát bội (bộ). Nhiệm vụ chính của đàn tứ là hòa tấu, tuy nhiên ở miền núi người ta thích dùng nó để độc tấu. Cách độc tấucủa người miền núi rất khác so với phong cách của người Kinh.